Cách tự kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân qua CIC Online?

0
2126

Cách tự kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân qua CIC Online (Trung tâm Thông tin tín dụng) là kiểm tra tư cách khách hàng có đủ điều kiện vay.


Cũng giống như các nước trên Thế Giới tại Việt Nam cũng có một hệ thống cổng thông tin tín dụng là liên kết của toàn bộ các tổ chức tín dụng với nhau. Hệ thống cung cấp thông tin tín dụng này là trung tâm thông tin tín dụng – CIC thuộc quyền quản lý của nhà nước. Tại CIC có thể cung cấp toàn bộ thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thông qua hệ thống CIC mà tất cả các tổ chức tín dụng có thể kiểm tra khách hàng có nợ xấu hay không và có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với khách hàng.

Vậy cách tự kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân qua CIC Online? Cùng KT Ngân Hàng sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Nguyên nhân gây ra nợ xấu là gì?

Các nguyên nhân chính gây ra nợ xấu thường xuất phát từ những sự chủ quan của khách hàng ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Cũng có thể tổng hợp các nguyên nhân gây nợ xấu mà khách hàng thường mắc phải đó là:

  • Khách hàng thực hiện mua trả góp nhưng không đóng tiền theo hạn hợp đồng.
  • Không kiểm soát được chi tiêu bằng thẻ tín dụng: chi tiêu vượt quá hạn mức thẻ hoặc chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân.
  • Mất khả năng thanh toán tín dụng: Mất việc, khó khăn về tài chính…gây ra giảm hoặc mất thu nhập không còn khả năng chi trả vốn và lãi theo đúng hạn.
  • Khách hàng quá hạn thanh toán trả góp nhưng chỉ đóng lãi và gốc hàng tháng không đóng khoản phí phạt.

CIC là gì?

Trung tâm thông tin tín dụng – CIC (Credit Information Center) là trung tâm tín dụng do nhà nước quản lý các thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng bao gồm: các khoản vay, thời gian trả nợ, lịch sử trả nợ, dư nợ…Thông qua thông tin này các tổ chức tín dụng có thể đánh giá được lịch sử tín dụng của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính hay không.

Các cách kiểm tra nợ xấu

Tự kiểm tra nợ xấu trên CIC

Để kiểm tra thông tin mình có bị nợ xấu hay không? Bạn cần thao tác như sau:

Bước 1: Truy cập: TẠI ĐÂY

Khi này góc phải màn hình có thông tin Đăng nhập vào tài khoản CIC

  • Nếu chưa có tài khoản CIC bạn hãy click “Khai thác nhu cầu vay” để tiến hành đăng ký tài khoản
  • Nếu đã đăng ký tài khoản CIC hãy click: “Đăng nhập
Kiểm tra CIC
Kiểm tra CIC

Bước 2: Nếu chưa có tài khoản bạn tiến hành Đăng Ký tài khoản bằng cách điền đầy đủ thông tin theo form dưới đây.

kiem-tra-thong-tin-tin-dung-ca-nhan
kiem-tra-thong-tin-tin-dung-ca-nhan

Sau đó Click mục “Tiếp tục” để tiếp tục thực hiện giao dịch.

Lưu ý: Khi đăng ký bạn nên nhập đầy đủ SĐT và Email để nhận thông tin từ CIC.

Bước 3: Hệ thống sẽ gửi mã OTP về SĐT mà khách hàng đã đăng ký. hãy nhập mã OTP nhận được sau đó tích vào mục “ Tôi xin chấp nhận điều khoản cam kết” và chọn nút “Tiếp tục

Nhập mã OTP

Sau khi đã đăng ký thành công nhân viên của CIC sẽ gọi điện cho bạn để xác nhận những thông tin bạn đưa ra nếu đúng thì CIC sẽ gửi lại mail để xác nhận thông tin tới khách hàng.

Bạn cũng có thể tải App CIC trên điện thoại để tiện lợi hơn khi kiểm tra lịch sử tín dụng của mình:

Sau khi đã tải App thành công bạn cũng thực hiện các thao tác như hướng dẫn phía trên.

Để có thể hiểu hơn bạn cũng có thể tham khảo video sau:

Ví dụ: Nếu như bạn thực hiện tra trên CIC và không có nợ xấu trung tâm sẽ báo lại như sau:

Báo cáo kết quả CIC

Đây là cách kiểm tra nợ xấu online nhanh nhất bạn có thể tham khảo. Không chỉ thế hệ thống này còn giúp bạn tra cứu các hợp đồng tín dụng của tất cả ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà bạn đã cùng thực hiện vay vốn.

Kiểm tra nợ xấu tại ngân hàng 

Khách hàng cũng có thể lựa chọn cách kiểm tra nợ xấu thông qua ngân hàng. Trước khi thực hiện vay tại bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ thực hiện kiểm tra nợ xấu của khách hàng bằng CIC. Sau đó mới quyết định khách hàng có hay không đủ điều kiện vay vốn tại đây.

Tra cứu nợ xấu qua tổ chức tài chính

Không chỉ ngân hàng mà các công ty tài chính cũng thực hiện bước kiểm tra này để kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Nếu bạn bị từ chối có nghĩa là bạn đang bị nợ xấu.

Ngoài ra các tổ chức tín dụng cũng có dịch vụ kiểm tra nợ xấu của khách hàng bằng CMND. Khi này bạn sẽ mất phí kiểm tra.

Nợ xấu được xóa khi nào?

Theo quy định tại điều 11,Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì thông tin về nợ xấu của cá nhân, tổ chức vay vốn sẽ được lưu trữ tối đa là 5 năm. Thời điểm 5 năm ở đây được hiểu là thời gian tính từ lúc khách hàng thanh toán toàn bộ các khoản còn nợ bao gồm lãi, vốn, phí phạt cho tổ chức tín dụng nơi phát sinh nợ xấu.

Các cách xóa nợ xấu

  • Với các khoản vay dưới 10 triệu VNĐ: thì chỉ cần bạn thanh toán đủ thì nợ xấu sẽ được xóa. Vì thế nếu nợ hãy nhanh chóng thanh toán càng sớm càng tốt.
  • Với các khoản vay trên 10 triệu VNĐ: Nếu đã thanh toán đầy đủ thì phải năm năm sau CIC mới xóa nợ xấu cho bạn.

Vì vậy điểm cốt lõi ở đây là bạn phải nhanh chóng thanh toán đầy đủ cả gốc, lãi và phí phạt hợp đồng thì tùy theo khoản vay CIC sẽ xóa nợ cho bạn.

Bạn nên nhớ rằng thông tin về lịch sử giao dịch của bạn được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà còn chịu sự giám sát của hệ thống các ngân hàng mà không tổ chức cá nhân nào có thể can thiệp được. Vì thế đừng để mất phí bởi các lời giới thiệu quảng cáo xóa nợ xấu trên CIC chỉ cần một số tiền. là có thể giải quyết.

Nên làm gì khi bị nợ xấu?

Hãy kiểm tra lại bằng cách liên hệ với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng báo nợ xấu để làm rõ thông tin khoản nợ xấu này. Khi đã rõ ràng hãy nhanh chóng trả hết số nợ càng sớm càng tốt nhé.

Mặc dù hiện nay tại các đơn vị tổ chức tín dụng vẫn có thể thực hiện vay vốn. Tuy nhiên khi đó bạn bị nợ xấu bởi yếu tố khách quan và hiện tại tài chính của bạn đủ khả năng chi trả cho đơn vị tín dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcTop 10 ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất tốt nhất hiện nay
Bài tiếp theoLãi suất tiền gửi 100 triệu 1 tháng bao nhiêu?
Là một Blogger, biên tập viên với gần 7 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính. Mình hi vọng nội dung được chia sẻ trên website sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin về tài chính & tiền tệ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây