Khi thực hiện giao dịch chuyển tiền và nhận tiền cần thông tin số tài khoản. Vậy Thẻ ATM gồm mấy số? Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản.
Trên thực tế thẻ ATM thường được dùng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền, thanh toán tại các ATM, POS chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Và có khá nhiều trường hợp khách hàng hiểu nhầm số tài khoản thành số thẻ in trên thẻ ATM dẫn tới các giao dịch được thực hiện không thành công.
Vậy thẻ ATM là gì? Sự khác nhau giữa STK và số thẻ như thế nào? Tất cả sẽ được KT Ngân Hàng trình bày trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Tìm hiểu về số tài khoản
Thẻ ATM được hiểu đơn giản là một loại thẻ được thiết kế chuẩn ISO 7810 thường được dùng để thực hiện các giao dịch như: Rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, kiểm tra thông tin tài khoản…Hiện nay thẻ ATM có ba loại chính là: thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ tín dụng. Tại Việt Nam thẻ ghi nợ nội địa được sử dụng phổ biến nhất dùng để thanh toán hoặc rút tiền tại các ATM ngân hàng.
Số thẻ ATM gồm bao nhiêu số?
Thông thường thẻ ATM sẽ có hai loại là 16 số và 19 số. Tùy vào ngân hàng sẽ có quy định phát hành khác nhau.
Ý nghĩa số trên thẻ ATM
Số thẻ trên thẻ ATM là dãy số theo quy định được in nổi trực tiếp trên mặt trước thẻ ATM. Các chữ số trên thẻ có ỹ nghĩa như sau:
- 4 chữ số đầu: Mã BIN theo quy định của nhà nước
- 2 chữ số tiếp theo: mã ngân hàng
- 4 chữ số tiếp theo: Mã CIF của khách hàng
- Còn lại là: Mã khách hàng dùng để phân biệt các tên người dùng khác nhau.

Theo quy định của nhà nước các ngân hàng khác nhau sẽ có riêng một mã BIN dùng để phân biệt. Sau đây là mã BIN của một số ngân hàng lớn:
Tên ngân hàng | Mã BIN |
BIDV | 9704 18 |
Vietcombank | 9704 36 |
Đông Á | 9704 06 |
Techcombank | 9704 07 |
MBBank | 9704 22 |
MaritimeBank | 9704 26 |
VPBank | 9704 32 |
VIB | 9704 41 |
Eximbank | 9704 31 |
TPBank | 9704 23 |
Mã BIN giúp phân biệt các ngân hàng khác nhau đồng thời số thẻ ATM ngân hàng thông qua mã BIN có thể biết được các giao dịch liên kết giữa các ngân hàng. Nhờ sự liên kết này mà các tài khoản khác ngân hàng có thể giao dịch với nhau mà không cần phải dùng các cách truyền thống.
Trong các ngân hàng lớn thì riêng có ngân hàng mã BIN của ngân hàng Vietinbank có đầu số hơi khác là: 6201 60 tuy nhiên các ngân hàng có liên kết NAPAS nên bạn có thể giao dịch bình thường.
Khi nào thì dùng số thẻ ATM?
Số thẻ ATM ngoài việc số hồ sơ của khách hàng mà số thẻ còn có thể sử dụng các dịch vụ với công dụng như số tài khoản đó là:
- Thanh toán online: Số thẻ ATM cũng có thể thực hiện thanh toán như số tài khoản ngân hàng. Bạn chỉ cần điền đúng và đủ các thông tin mã PIN và CVV là có thể thanh toán thành công các giao dịch trên các website, app…thương mại điện tử.
- Kết nối ví điện tử để thanh toán: Muốn sử dụng được các ví điện tử thì khách hàng phải kết nối tài khoản ngân hàng với ví Moca, Momo, Airpay, VinID…Khi này khi liên kết bạn chỉ cần điền số thẻ ATM hoặc STK ngân hàng và mã PIN để tiến hành kết nối.
- Chuyển khoản: Bạn có thể lựa chọn số thẻ ATM để chuyển khoản tại ATM, PGD/chi nhánh ngân hàng, ngân hàng điện tử…

Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng
Số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM là 2 thông tin cơ bản mà bạn cần phải ghi nhớ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Bạn có thể phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng như sau:
Số thẻ ATM
Số thẻ trên thẻ ATM là dãy số theo quy định được in nổi trực tiếp trên mặt trước thẻ ATM. Các chữ số trên thẻ có ỹ nghĩa như sau:
- 4 chữ số đầu: Mã BIN theo quy định của nhà nước
- 2 chữ số tiếp theo: mã ngân hàng
- 4 chữ số tiếp theo: Mã CIF của khách hàng
- Còn lại là: Mã khách hàng dùng để phân biệt các tên người dùng khác nhau.
Số tài khoản ngân hàng
STK ngân hàng là một dãy số theo quy luật mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng khi thực hiện mở thẻ ATM tại ngân hàng. Khi này ngân hàng sẽ cung cấp thêm cho bạn mã PIN là mật khẩu tạm thời được bảo mật trong phong bì khi nhận được trong vòng một ngày bạn phải đổi lại mật khẩu để bảo mật được tốt nhất. STK ngân hàng sẽ giúp khách hàng có thể sử dụng tất cả các giao dịch như nhận – chuyển, kiểm tra tài khoản, vấn tin số dư…
STK ngân hàng của các ngân hàng lớn tại Việt Nam:
Thông thường các ngân hàng khác nhau sẽ có các cách đặt dãy số khác nhau, STK các ngân hàng có thường từ 9 – 15 số.
- STK ngân hàng Sacombank: 12 số
- STK ngân hàng Đông Á Bank: 12 số
- STK ngân hàng Vietinbank: 12 số
- STK ngân hàng Vietcombank: 13 số
- STK ngân hàng Agribank: 13 số
- STK ngân hàng Techcombank: 14 số
- STK ngân hàng BIDV: 14 số
- STK ngân hàng Bắc Á Bank: 15 số
- …
Mỗi ngân hàng đều có cấu trúc và quy tắc riêng khi đặt STK. Thông thường ba số đầu tiên trong STK ngân hàng chính là mã số đại diện cho chi nhánh ngân hàng còn lại lã dãy số ngân hàng theo thứ tự để không bị trùng lặp.
Ví dụ như STK ngân hàng Vietcombank sẽ gồm 13 chữ số thể hiện các thông tin như: Mã chi nhánh-loại tài khoản-loại tiền tệ-mã khách hàng. STK: 049 1 00 0144251 biểu thị:
- 049 (3 số đầu): là Mã chi nhánh ̣- 049 là Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội.
- 1 (số tiếp theo): Biểu thị Loại tài khoản
- 00 (2 số tiếp theo): Biểu thị loại tiền tệ, ở đây là tiền VNĐ.
- 0144251 (7 số cuối): Biểu thị mã số khách hàng – Mã số khách hàng biểu thị cho các khách hàng khác nhau, mỗi người một mã, mã số này theo thứ tự để tránh không bị trùng lặp.
STK ngân hàng bạn nên lưu lại bởi bất kỳ giao dịch nào tại PGD hay giao dịch online đều dùng đến số tài khoản ngân hàng. Nếu không nhớ STK ngân hàng hãy tham khảo ngay các cách lấy lại STK ngân hàng nhanh tiện lợi nhé.

Tóm lại: Bạn có thể phân biệt số thẻ và số tài khoản là: Số tài khoản là số ngân hàng cấp khi khách hàng đăng ký làm thẻ ATM tại ngân hàng còn số thẻ được in nổi trực tiếp trên mặt trước của thẻ.
Vậy nên chuyển tiền qua STK hay số thẻ?
Nên dùng STK hay số thẻ ATM thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây:
Chuyển tiền qua số thẻ | Chuyển tiền qua số tài khoản |
Chỉ cần số thẻ | Nếu chuyển khác hệ thống ngân hàng: Cần STK, tên người nhận, chi nhánh mở.. Chuyển cùng hệ thống/chuyển nhanh: STK và tên người nhận |
Chỉ có một số ngân hàng hỗ trợ | Tất cả các ngân hàng đều hỗ trợ và là thông tin giao dịch chủ yếu |
Với sự phát triển của CNTT thì hầu hết các dịch vụ chuyển tiền online như: Mobile Banking hoặc Internet Banking đều sử dụng số tài khoản để thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên cũng có thể chọn số thẻ để chuyển. Bạn có thể linh động sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng STK và số thẻ
Bạn nên nắm rõ được và phân biệt được số thẻ và số tài khoản để thực hiện các giao dịch không bị nhầm lẫn. Ngoài ra bạn nên lưu ý:
- Phân biệt được STK và số thẻ là hai dãy số hoàn toàn khác nhau mặc dù nó cũng có công dụng gần như nhau.
- Chỉ một số ngân hàng có chấp nhận chuyển tiền liên ngân hàng qua số thẻ. Các trường hợp chấp nhận thanh toán qua số thẻ là những ngân hàng cùng năm trong hệ thống NAPAS.
- Cần bảo mật số thẻ. Tránh để lộ sẽ bị ăn cắp thông tin hoặc giao dịch hợp pháp
Hệ thống liên kết Napas gồm 27 ngân hàng là: VietinBank, Vietcombank, ACB, Techcombank, Agribank, MB, TPBank, Sacombank, VIB, EximBank, SHB, VPBank, HDBank, LienVietPostBank, VietABank , BaoVietBank, OCB, Hongleong Bank,DongABank,OceanBank, ABBank, BacABank, Navibank, GPBank, MHB, SeaBank, PGBank.
Như vậy phía trên là toàn bộ thông tin về Thẻ ATM gồm mấy số? Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức bổ ích. Chúc các bạn thành công.