Mức giá mua bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền hiện nay?

0
675

Mua bảo hiểm y tế mất bao nhiêu tiền? Mua ở đâu? Luôn là câu hỏi được khá nhiều khách hàng quan tâm. Hiện nay đang có thông tin về điều chỉnh giá bảo hiểm y tế sẽ tăng lên và giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm.


Bảo hiểm y tế (BHYT) là một loại bảo hiểm thuộc Nhà Nước thực hiện vì không mục đích lợi nhuận để tất cả mọi người đều có thể được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau mà không tốn nhiều tiền mà sẽ được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Vậy mua bảo hiểm y tế mất bao nhiêu tiền? Mua ở đâu? tất cả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây của Kiến Thức Ngân Hàng.

Mua bảo hiểm y tế mất bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Về giá tiền mua bảo hiểm y tế, hiện đã có sự thay đổi theo quy định mới nhất của Luật bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:

Bảo hiểm y tế miễn phí

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, có 17 trường hợp được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí như sau:

1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

4. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

5. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

7. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

8. Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

9. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

10. Trẻ em dưới 6 tuổi;

Cập nhật các kiến thức cơ bản về thẻ bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

11. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

12. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

13. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

14. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

15. Thân nhân của Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

16. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

17. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Như vậy có thể thấy, với những thay đổi mới của luật BHYT sẽ có rất nhiều đối tượng khi tham gia loại bảo hiểm này có thể được cấp thẻ BHYT miễn phí, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Giá BHYT bắt buộc

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH:

Trong đó:

  • Người lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ là: 10,5%
  • Doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ là: 21,5%

=> Tổng cộng Doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH tổng là: 32% trên tổng mức tiền lương tham gia BHXH.

Giá BHYT theo hộ gia đình

Giá BHYT theo hộ gia đình
Giá BHYT theo hộ gia đình

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình được quy định như sau:

  • Người thứ nhất đóng phí bằng 4,5% lương cơ sở ;
  • Người thứ 2 đóng phí bằng 70% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 60% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 50% mức phí người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo công thức trên ta có thể dễ dàng tính được bảo hiểm y tế một năm bao nhiêu tiền. Cụ thể:

Số người tham gia theo hộ gia đìnhMức phí đóng/năm
Người thứ 1804.600
Người thứ 2563.220
Người thứ 3482.760
Người thứ 4402.300
Người thứ 5 trở đi321.840
Bảng 1: Mức phí đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình ( Đơn vị: VNĐ)

Phương thức đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ Điều 7, Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về phương thức đóng BHYT như sau:

Điều 19. Phương thức đóng BHYT

1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7.

2. Đối tượng tại Khoản 2, Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 17: hằng tháng, cơ quan BHXH chuyển tiền đóng BHYT từ quỹ BHXH, quỹ BHTN sang quỹ BHYT.

3. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12 Khoản 3 và đối tượng tại Điểm 4.1 được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng Khoản 4 Điều 17: hằng quý, cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đối tượng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.

Trường hợp người thuộc hộ gia đình nghèo tại Điểm 3.7 Khoản 3 và người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 mà cơ quan BHXH nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01 thì thực hiện thu và cấp thẻ BHYT từ ngày Quyết định có hiệu lực.

4. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều 17: Cơ quan, đơn vị cấp học bổng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT hằng tháng.

5. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.3 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, cá nhân đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho Đại lý thu hoặc đóng tại cơ quan BHXH. Trường hợp không tham gia đúng thời hạn được hưởng chính sách theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tham gia thì phải tham gia hết thời hạn còn lại theo quyết định được hưởng chính sách nhưng tối thiểu là 01 tháng.

6. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.

7. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho tổ chức BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.

8. Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đóng đối với một số đối tượng khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở

8.1. Đối với nhóm đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng:

Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tương ứng với thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mức đóng BHYT mới, mức lương cơ sở mới.

8.2. Trường hợp đối tượng tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 17 đã đóng BHYT một lần cho 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng mà trong thời gian này Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch theo mức lương cơ sở mới.7. Phương thức đóng

1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

4. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, phương thức đóng là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.1. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

4.2. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

5. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4.

Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

6. Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 6 tháng quy định tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 5.

6.1. Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.

6.2. Thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu cho cơ quan BHXH huyện.

Theo quy định này, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có thể lựa chọn phương thức đóng phí định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Như vậy ta có thể dễ dàng tính được bảo hiểm y tế 3 tháng bao nhiêu tiền, bảo hiểm y tế 6 tháng bao nhiêu tiền, bảo hiểm y tế 12 tháng bao nhiêu tiền dựa theo công thức ở trên. Cụ thể:

  • Nếu chọn phương thức đóng phí định kỳ 3 tháng, số tiền phải đóng là 201.150 đồng
  • Nếu chọn phương thức đóng phí định kỳ 6 tháng, số tiền phải đóng là 402.300 đồng
  • Nếu chọn phương thức đóng phí định kỳ 12 tháng, số tiền phải đóng là 804.600 đồng

Lưu ý: Số tiền trên áp dụng với người thứ nhất, các thành viên khác trong gia đình sẽ tính theo mức giảm trừ theo quy định.

Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế

Hồ sơ đăng ký mua BHYT tự nguyện

Hồ sơ để đăng ký mua BHYT tự nguyện gồm những giấy tờ sau:

  • Sổ HK/sổ hồng (bản chính).
  • Giấy phô tô bảo hiểm y tế của những thành viên trong gia đình theo hộ khẩu để tính mức giảm dần khi đóng bảo hiểm y tế.
  • Tờ giấy khai (theo mẫu TK1-TS) có sẵn được ban hành kèm Quyết định 888/QĐ-BHXH 2018

Thủ tục mua BHYT tự nguyện

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ bạn thực hiện các bước sau để tiến hành mua bảo hiểm y tế tư nguyện:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH tại phường/xã/huyện/thị trấn nơi người mua đang cư trú hoặc đại lý được nhà nước cấp quyền.
  • Bước 2: Nộp phí bảo hiểm
  • Bước 3: Nhận giấy hẹn đến lấy bảo hiểm. Sau đó đến ngày theo giấy hẹn bạn đến lấy bảo hiểm. Thông thường thời hạn sẽ là sau 10 ngày làm việc tại các cơ quan bạn đăng ký.

Mua BHYT tự nguyện online

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các trang mạng quảng cáo cung cấp các dịch vụ mua bảo hiểm y tế mà không cần đến địa điểm bán. Thực tế thì các cơ quan nhà nước chưa có cung cấp dịch vụ này. Vì thế để an toàn nhất bạn có thể đến các địa điểm theo yêu cầu để thực hiện mua bảo hiểm.

Thực ra nhà nước có cấp quyền cho các đại lý bán bảo hiểm y tế. Vì thế các hình thức mua BHYT online từ đó mà mọc ra. Tuy nhiên việc đăng ký là đăng ký online khách hàng vẫn phải đến đúng địa điểm mua bảo hiểm để xác nhận thông tin.

Hầu như ai cũng hiểu được lợi ích của BHYT. Vì thế hãy nên mua cho mình và người nhà hàng năm để giảm bớt được chi phí về bệnh tật, ốm đau chả may gặp phải. Chúc các bạn thành công.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcBật mí 3 cách kiểm tra số dư trong tài khoản ATM đơn giản nhất
Bài tiếp theoCách lấy lại mật khẩu thẻ ATM của một số ngân hàng tiêu biểu
Là một Blogger, biên tập viên với gần 7 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính. Mình hi vọng nội dung được chia sẻ trên website sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin về tài chính & tiền tệ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây